Thông tin trên vừa được tờ The Australian công bố, theo đó để có cơ hội làm ăn tốt hơn tại thị trường Trung Quốc, Apple buộc phải hành xử linh hoạt, điều chỉnh các quy định và thói quen vốn dĩ không phải phong cách của hãng này.
Chẳng hạn, Apple từng thông báo cho tờ báo in Vision China Times của Trung Quốc hồi tháng 8/2016 rằng hãng sẽ không đặt quảng cáo trên bất cứ ấn bản báo chí nào khác. Nhưng chỉ vài tuần sau, quảng cáo iPhone lại xuất hiện trên các báo khác.
The Australian nói rằng, Apple buộc phải làm điều này là do có sự tác động của các quan chức Trung Quốc.
Maree Ma, tổng biên tập của Vision China Times nói rằng, quảng cáo iPhone cuối cùng xuất hiện trên báo này là tháng 10/2015. Nhưng sau đó khi tập đoàn viễn thông Telstra chạy quảng cáo iPhone, họ không quảng cáo trên báo của Vision China Times nữa.
Ông Maree Ma tin rằng việc Apple đưa Vision China Times vào “danh sách đen” mang động cơ chính trị nhằm bảo vệ công việc làm ăn của hãng tại Trung Quốc.
Một ví dụ khác là tờ báo Epoch Times chuyên cung cấp tin tức về Trung Quốc, cũng không nhận được quảng cáo sản phẩm Apple từ tháng 10/2015. Vụ việc này cũng liên quan tới Telstra.
“Chúng tôi chưa bao giờ gặp vấn đề với Telstra. Tự dưng họ rút lui. Chúng tôi hỏi lý do thì họ nói rằng là do Apple”, Epoch Times cho biết.
Theo John Fitzgerald, giáo sư tại đại học Swinburne, đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc tác động để cắt quảng cáo trên các báo mà họ không vừa ý. Năm 2014, một tờ báo tại Hồng Kông cũng phàn nàn rằng hai ngân hàng tại London đã cắt quảng cáo trên báo của họ do có sự tác động của chính phủ ở đại lục.
Và đây cũng không phải lần đầu tiên Apple buộc phải nép mình trước chính phủ Trung Quốc. Tháng 12/2016, Apple đã phải gỡ bỏ ứng dụng The New York Times khỏi kho ứng ứng dụng iOS App Store tại Trung Quốc vì bị tố vi phạm các quy định của chính phủ sở tại.
Có vẻ như Apple đang cố làm mọi cách để bảo vệ công việc làm ăn của hãng này tại “mỏ vàng” Trung Quốc. Trong quý ngân sách gần đây nhất, Apple đã kiếm được 16,23 tỉ USD doanh thu từ thị trường này, cao hơn nhiều so với thị trường châu Âu.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Apple tại Trung Quốc: Muốn qua sông thì phải lụy đòTại Hội nghị di động thế giới – Mobile World Congress 2017 (MWC 2017), diễn ra từ 27/2 – 2/3/2017 tại Barcelona (Tây Ban Nha), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) năm thứ hai tiếp tục tham dự với tư cách là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam.
Với thông điệp “Technology solutions for smart society” (Giải pháp công nghệ cho xã hội thông minh) tại MWC 2017, Viettel tiếp tục khẳng định tầm nhìn và cách làm khác biệt của mình trong việc tạo ra một xã hội thông minh, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.
Các sản phẩm Viettel mang đến triển lãm đều là các giải pháp ứng dụng CNTT trên nền tảng viễn thông, tạo ra các tiện ích xây dựng xã hội thông minh, đã và đang được Viettel triển khai thành công tại Việt Nam và các thị trường quốc tế của mình, có thể nhân rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình như các giải pháp Ví điện tử V-Wallet, Chính phủ điện tử, giải pháp quản lý bán hàng cho chuỗi phân phối DMS… Đặc biệt, lần đầu tiên Viettel trình làng nhóm các giải pháp bảo vệ toàn diện cho người dùng trên mobile – hệ thống bảo vệ khách hàng sử dụng smartphone trước các mối nguy liên quan đến mã độc tấn công, lậu cước, bị làm phiền bởi tin nhắn rác, thất lạc thiết bị, lọt lộ thông tin nhạy cảm.
“Trước đó, việc tham dự MWC 2016 đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác lớn cho Viettel”, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh. “Trước đây, chúng tôi phải đi tìm kiếm các cơ hội đầu tư quốc tế thì giờ đây có khá nhiều quốc gia chủ động tiếp cận và mời Viettel tham gia vào thị trường viễn thông. Chúng tôi đang có cơ hội vào một thị trường 100 triệu dân tại Châu Phi, nếu tiếp cận thành công thì Viettel sẽ có thêm số lượng lớn khách hàng trên toàn cầu”.
Các giải pháp CNTT của Viettel cũng đã thuyết phục được nhiều Chính phủ. Ngay đầu năm 2017, Viettel đã kí kết được nhiều hợp đồng tại các thị trường như "Dự án Đường truyền Kết nối quốc gia VI” giữa Chính phủ Timor Leste và Công ty Viettel Timor Leste (Telemor), “Dự án cung cấp gói giải pháp truyền thông nội bộ” cho Bộ Giáo dục và Nguồn nhân lực Mozambique…
Tại Hội nghị di động thế giới 2016, Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam là Viettel có làm gian hàng tại đây và logo Viettel được gắn lên hình tượng mỗi chiếc trống đồng Đông Sơn. Khách quốc tế đến gian hàng của Viettel sẽ được thưởng thức món kẹo lạc và được tặng chiếc nón lá truyền thống của Việt Nam. Tuy những hình ảnh trống đồng và những món quà nón lá kẹo lạc mộc mạc nhưng lại gây được ấn tượng với nhiều khách tham quan.
Năm nay, gian hàng của Việt Nam gây chú ý về thiết kế với hình ảnh cách điệu Sen công nghệ. Việc đưa hoa Sen thể hiện cho một sự kiện công nghệ là thách thức vô cùng lớn. Bằng ngôn ngữ thiết kế và cái nhìn mới, Viettel đã tạo nên gian hàng hội tụ đầy đủ các yếu tố về văn hoá, đặc điểm của ngành viễn thông, có sự kết nối toàn cầu mà vẫn thấy được tinh thần Viettel và Việt Nam trong đó. Biểu tượng của Sen đại diện cho cốt cách của tinh thần Việt nói chung và những con người Viettel nói riêng luôn vươn lên mạnh mẽ để hướng tới những mục tiêu cao. Đặc biệt hình dáng của bông sen thể hiện sự lan tỏa, vươn cao, bay xa và phát triển của Viettel ra thế giới.
![]() |
Viettel hiện có mặt tại 11 quốc gia trên thế giới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Trong đó có 5 thị trường của Viettel đã triển khai 4G tạo điều kiện thuận lợi để Viettel có cơ hội phát triển các ứng dụng thông minh dành cho khách hàng. Tính đến hết năm 2016, sau 10 năm đầu tư nước ngoài, Viettel đã có hơn 100 triệu khách hàng toàn cầu, lọt vào Top 30 Tập đoàn Viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới (khảo sát của GSMA). Tháng 1/2017, Viettel chính thức nhận giấy phép kinh doanh tại thị trường thứ 11 là Myanmar.
Hội nghị Di động thế giới là sự kiện thường niên được Hiệp hội Di động thế giới GSMA tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha (nơi được mệnh danh là “Thủ phủ của ngành công nghiệp di động thế giới”). Là sự kiện lớn nhất hàng năm của làng di động thế giới, là nơi các doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới quy tụ và tung ra những sản phẩm thu hút khách hàng, những dự báo về các xu thế mới, cũng như các xu thế thoái trào. Bên cạnh các gian hàng triển lãm của các công ty toàn cầu, MWC còn là cơ hội để các doanh nghiệp trong lĩnh vực Di động toàn cầu gặp gỡ, kết nối và mở ra các hoạt động hợp tác, đầu tư. Hội nghị Di động thế giới hàng năm thu hút 200 quốc gia (trong đó 60% đến từ thị trường châu Âu, 18% đến từ châu Mỹ và 15% đến từ châu Á…), hơn 2.200 gian hàng triển lãm và 3800 cơ quan truyền thông quốc tế.
![]() |
YouTube vừa công bố YouTube TV, dịch vụ thuê bao truyền hình 35 USD/tháng, bao gồm nhiều kênh từ đài truyền hình đến đài cáp. Dịch vụ sẽ có ứng dụng riêng, ra mắt vào mùa xuân năm nay. Nó độc lập với YouTube Red, dịch vụ xem video không có quảng cáo.
YouTube TV ưu tiên di động vì công ty hi vọng các thuê bao sẽ dành nhiều thời gian xem trên điện thoại hơn, dù họ vẫn có thể xem trên laptop hay tivi qua Chromecast.
Cùng như các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số khác, YouTube TV không cung cấp tất cả các kênh như truyền hình cáp. Thay vào đó, nó được rút gọn, chỉ gồm các kênh của 4 đài Fox, ABC, CBS và NBC cùng một số kênh cáp. Theo YouTube, gói cơ bản có khoảng 36 kênh.
" alt=""/>YouTube ra mắt dịch vụ truyền hình trả tiền, phí 35 USD/tháng